17/11/2022
4584 Lượt xem

Vật Liệu Kim Loại Là Gì? Phân Loại Và Cách Ứng Dụng Trong Nội Thất

Các vật liệu kim loại là nhóm vật liệu không thể thiếu trong chuyên ngành xây dựng và thiết kế nội thất. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như dễ cắt gọt, tính bền và bề mặt sáng bóng mang giá trị thẩm mỹ cao. Chính vì vậy các vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau của Nội Thất Nhà Đẹp Việt.

Vật liệu kim loại là gì?

vat lieu kim loai la gi

Vật liệu kim loại là nhóm vật liệu xây dựng rất quen thuộc được làm từ các vật liệu có thành phần cấu tạo từ kim loại.

Những năm gần đây, vật liệu kim loại rất được các kiến trúc sư ưu tiên lựa chọn để trở thành công cụ, vật liệu trong các công trình thiết kế nội thất. Tuy nhiên, kim loại ở dạng nguyên chất thường có khá nhiều nhược điểm.

Xem thêm: Vật liệu kính và cách ứng dụng trong nội thất

Đặc điểm của vật liệu kim loại

kim loai

  • Vật liệu kim loại có tính dẫn nhiệt tốt, dẫn điện tốt.

  • Khi ở nhiệt độ phòng, vật liệu kim loại có khả năng bị biến dạng vĩnh viễn.

  • Nhờ tính chất khác nhau của kim loại, có thể trộn hai hay nhiều kim loại với nhau để tạo thành hợp kim.

  • Hợp kim kim loại có thể là thép, đồng thau…dễ tạo hình và mang tính thẩm mỹ cao.

Xem thêm: Top 7 loại vật liệu lót sàn giá rẻ

Vật liệu kim loại gồm những loại nào?

kim loai gom nhung loai nao

Vật liệu kim loại đen

  • Kim loại có chứa sắt là kim loại đen.

  • Vật liệu kim loại đen gồm: gang, sắt, thép và các hợp kim của chúng.

  • Vật liệu kim loại đen có từ tính.

  • Ứng dụng của kim loại đen được sử dụng trong nhiều đồ dùng gia đình như nồi, chảo, tủ lạnh, lò nướng…

  • Đây là kim loại được tái chế nhiều nhất, thép là vật liệu được tái chế nhiều nhất trên thế giới. Theo ước tính 40% sản lượng thép đến từ tái chế phế liệu.

Kim loại đen thường có độ bền và tính dẻo tốt nhưng lại dễ bị gỉ do trong thành phần của chúng có chứa mạt sắt. Nên khi sản xuất người ta thường nấu chảy hợp kim của chúng với các chất hóa học để tăng khả năng chống ăn mòn như thép không gỉ,…

Vật liệu kim loại đen cũng được gia công bằng nhiều công nghệ khác nhau như công nghệ hàn, đúc….

Vật liệu kim loại màu

Bao gồm tất cả các kim loại và hợp kim, trừ sắt và hợp kim của sắt. Vật liệu kim loại màu sản xuất từ phế liệu là kim loại màu thứ sinh, được sản xuất từ quặng kim loại màu nguyên sinh

Phân loại kim loại màu:

  • Kim loại nặng ( kẽm, chì, đồng, thiếc, niken)

  • Kim loại nhẹ ( nhôm, titan, magie)

  • Kim loại khó nóng chảy

  • Kim loại phân tán

  • Kim loại quý (vàng, bạc, nhóm platin)

  • Kim loại hiếm ( nguyên tố hiếm)

Vật liệu kim loại màu nóng chảy ở nhiệt độ thấp, có thể nấu chảy và đúc thành nhiều chi tiết tùy theo sản phẩm. Một số ưu điểm có thể kể đến:

  • Chống ăn mòn tốt, chống mài mòn.

  • Chất liệu kim loại không bị rỉ sét, có tính chất hóa học tốt.

  • Vật liệu này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp hóa chất.

  • Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

  • Độ bền cơ học thấp

  • Giá khá cao

Xem thêm: Nên lót nhà bằng sàn gạch hay sàn gỗ

Ưu nhược điểm của các vật liệu kim loại

uu nhuoc diem cua vat lieu kim loai

Ưu điểm nổi bật

  • Kim loại nói chung có nhiều ưu điểm như độ cứng – chịu được tác động cơ học, khả năng chịu lực tốt.

  • Khả năng chịu nhiệt tốt so với các dạng vật liệu tre, gỗ khác.

  • Kim loại dễ dàng chế tác để tạo ra những chi tiết nhỏ, hình khối thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo đủ độ cứng mà gỗ không đáp ứng được.

  • Kim loại cũng góp phần làm cho công trình trở nên sinh động hơn, bề mặt kiến trúc phong phú và đa dạng hơn về chất liệu.

  • Các kết cấu bằng vật liệu kim loại có thể được đúc sẵn, tháo rời và vận chuyển thuận tiện.

  • Nếu trong quá trình sản xuất có hư hỏng, lỗi kỹ thuật cũng dễ dàng xử lý như hàn, cắt, khoan…

  • Kim loại có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường với khả năng tái chế hoàn toàn.

Nhược điểm

  • Kim loại cần được khai thác trong mỏ, quặng trong những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định, nguồn nguyên liệu từ kim loại thường không có sẵn.

  • Việc gia công các vật liệu kim loại thường đòi hỏi máy móc, thiết bị hiện đại và năng lượng.

  • Nếu sử dụng ở nơi có khí hậu khắc nghiệt (biển) hoặc nếu bề mặt không được bảo quản tốt (sơn) thì một số kim loại sẽ dễ bị oxy hóa bề mặt.

Xem thêm: Cách làm sạch bụi trên đồ gỗ

Các loại vật liệu kim loại xây dựng phổ biến

kim loai trong noi that

Nhôm

Nhôm có nhiều ưu điểm như bền, nhẹ và thường được sử dụng để tạo nên các sản phẩm nội thất có tính thẩm mỹ cao. Ứng dụng của nhôm trong thiết kế nội thất từ lâu đã trở thành xu hướng phổ biến.

Nhôm kết hợp với vật liệu kính tạo nên những sản phẩm nội thất sang trọng như tủ bếp, tủ quần áo, tủ trang trí phòng khách,… Thậm chí, nhôm còn được coi là vật liệu ốp trần được nhiều gia đình Việt sử dụng.

Sắt

Chất liệu sắt trong thiết kế nội thất sẽ mang đến cho không gian sống của bạn một hơi hướng mới, đầy mạnh mẽ và cá tính. Với ưu điểm bền, khả năng chịu lực cao, dễ tạo hình với nhiều kiểu dáng đa dạng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.

Về mặt thẩm mỹ, chất liệu sắt có ánh kim cùng với nhiều màu sắc mang đến sự sang trọng và lộng lẫy. Có thể nói sắt chính là chất liệu giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng và cuốn hút cho ngôi nhà của bạn.

Chất liệu sắt có tính linh hoạt cao, có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo vốn có của các nhà thiết kế nội thất. Sự kết hợp giữa chất liệu sắt với các chất liệu khác như gỗ tự nhiên, kính… sẽ giúp không gian trở nên cá tính và thu hút.

Thép carbon

Thép không gỉ hay còn gọi là Inox có khả năng chống ăn mòn và oxi hóa cao giúp tăng chất lượng và tuổi thọ cho sản phẩm nội thất. Cũng giống như các chất liệu kim loại khác, inox là hợp kim có thể tái chế mà không làm mất đi những phẩm chất vốn có của nó.

Điều này giúp tiết kiệm chi phí cũng như giảm gánh nặng cho môi trường sống của chúng ta. Với màu sắc sáng bóng, các sản phẩm nội thất inox rất dễ lau chùi, vệ sinh. Đồng thời cũng giúp tăng tính thẩm mỹ và sự sạch sẽ cho ngôi nhà.

Như vậy, qua bài viết trên Nội Thất Nhà Đẹp Việt đã giới thiệu đến quý bạn đọc những điều cần biết về các vật liệu kim loại cũng như tính ứng dụng của nó. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích khi lựa chọn nguyên liệu thiết kế nội nhất.