29/12/2021
9589 Lượt xem

Thông Thủy Là Gì? Mách Bạn Cách Chọn Kích Thước Thông Thủy Chuẩn 

Bạn đang chuẩn bị xây nhà, thi công nội thất nhưng vẫn chưa hiểu rõ khái niệm thông thủy là gì? Làm sao để lựa chọn kích thước thông thủy chuẩn và hợp phong thủy, mang đến vận may và bình an cho cả gia đình? Thấu hiểu những lo lắng đó của gia chủ, Nội Thất Nhà Đẹp Việt sẽ mang đến những câu trả lời chính xác nhất. Cùng theo dõi nhé!

Thông thủy là gì?

Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành thiết kế và thi công công nội thất, công trình xây dựng. Nếu không phải người hoạt động ở lĩnh vực này, hay có sự nghiên cứu kỹ lưỡng thì sẽ rất khó để phân biệt được chúng. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp từng câu hỏi một.

Đầu tiên, thông thủy là gì? Cụm từ thông thủy được một từ Hán Việt, hiểu nôm na theo mặt chữ là “dòng nước có thể chảy xuyên qua mà không bị bất cứ vật gì cản trở”. Từ đó, quay trở lại với khái niệm thông thủy trong xây dựng, bạn có thể hiểu đơn giản đó là khoảng cách giữa hai cạnh (tường) đối diện nhau của kết cấu công trình.

Thông thủy được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy mà nghĩa của nó cũng thay đổi linh hoạt theo tính chất công việc. Có nhiều tên gọi khác nhau cho thông thủy như lọt lòng, lọt gió, lọt sáng,..... Bạn hoàn toàn có thể hiểu chúng đều có chung một nghĩa duy nhất.

>>> Xem thêm: 101+ Mẫu Thiết Kế Nhà Đẹp, Thu Hút Và Mới Nhất 2022

Thông thủy là gì?

Diện tích thông thủy là gì?

Diện tích thông thủy hay còn còn gọi là diện tích sử dụng ngôi nhà. Phần diện tích thông thủy được tính bằng cách lấy tổng diện tích mặt bằng trừ đi bề dày của tường, vách, cột, độ dày lớp trát vữa và hộp kỹ thuật. Nhưng không được trừ lớp gạch dùng để ốp tường hay ốp chân tường.

Đây là thước đo được dùng để tính toán chính xác kích thước sử dụng của công trình, thường áp dụng với các mô hình dân dụng như nhà phố, biệt thự hay căn hộ chung cư. Nó bao gồm cả diện tích tường ngăn bên trong các phòng thuộc ngôi nhà và cả diện tích ban công nếu có. Tuy nhiên khu vực tường bao quanh nhà, các diện tích sàn có cột hay hộp kỹ thuật sẽ không được tính.

>>> Xem thêm: Phòng cách âm là gì?

Diện tích thông thủy

Vì sao lại cần xác định diện tích thông thủy trong xây dựng?

Mục đích chính khi xác định diện tích thông thủy đó là để tính toán chính xác khoảng không gian sử dụng thực tế của chủ nhà là bao nhiêu so với phần diện tích tổng thể của ngôi nhà hoặc căn hộ mà họ đã phải bỏ tiền ra mua hay xây dựng.

Diện tích thông thủy càng gần với diện tích bao ngoài càng tốt, có lợi cho các gia chủ. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào kiến trúc cũng như kết cấu của ngôi nhà hay căn hộ đó có thể được mở rộng được đến mức nào. Vì vậy khi đi mua nhà hay đặt thiết kế bên thầu xây dựng nên lưu ý 2 loại diện tích này trên hợp đồng nhé, để mang lại lợi ích tốt nhất.

Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nên diện tích thông thủy của mỗi công trình sẽ khác nhau. Đây chỉ là một cách để bạn có thể hình dung về diện tích, độ rộng hẹp của ngôi nhà, căn hộ mà gia đình bạn sắp dọn vào sống mà thôi.

>>> Xem thêm: Ý tưởng thiết kế phòng đọc sách đơn giản

Diện tích thông thủy trong xây dựng

Những kích thước thông thủy cần biết

Kích thước thông thủy, kích thước lọt lòng, lọt sáng hay lọt gió thực chất đều giống nhau. Sau đây là những loại kích thước bạn cần biết khi mua nhà hay thiết kế, thi công xây dựng:

Kích thước thông thủy

1. Chiều cao thông thủy

Chiều cao thông thủy có thể được hiểu là khoảng cách tính từ mặt sàn tới trần nhà. Thông thường, chiều cao thông thủy trong thiết kế nhà ở hay thiết kế biệt thự với trần bê tông sẽ dao động từ 3m - 3,6m. Trong trường hợp trần nhà có dầm nằm ngang thì con số này có thể bị giảm xuống.

chiều cao thông thủy

2. Chiều rộng thông thủy

Tương tự, chiều rộng thông thủy của một căn phòng có thể hiểu là khoảng cách giữa hai mặt tường đối diện nhau, nếu có cột thì được tính từ cột đến tường hoặc đến cột đối diện.

Chiều rộng thông thủy

3. Kích thước thông thủy cửa đi

Bên cạnh chiều cao và chiều rộng đã giải thích phía trên thì kích thước thông thủy cửa đi cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi thiết kế thi công nhà ở dân dụng. Bao gồm thông thủy cửa chính ra vào, cửa sổ,... Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như các yếu tố liên quan đến phong thủy, bạn có thể tham khảo một số kích thước thông thủy tiêu chuẩn dưới đây:

  • Cửa chính: chiều cao khoảng 2,3m - 2,52m - 2,72m - 2,92m. Chiều rộng lần lượt sẽ là 1,46m - 1,62m - 1,90m - 2,32m - 2,46m - 2,92m - 3,12m - 3,32m - 3,72m - 4,12m - 4,56m - 4,8m.
  • Cửa thông phòng: Chiều cao dao động từ 1,9m - 2,1m - 2,12m, chiều rộng 0,8m - 1.06m và 1,22m.
  • Cửa phòng ngủ master: chiều cao từ 1,9m - 2,1m - 2,3m. Chiều rộng từ 0,82m - 1,04m - 1,24m.
  • Cửa nhà vệ sinh, phòng tắm: cao khoảng 1,9m - 2,1m - 2,3m, độ rộng 0,68m - 0,82m - 1,02m.
  • Kích thước thông thủy cửa sổ: phụ thuộc vào diện tích tổng thể của không gian và vị trí đặt cửa sổ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo lắp đặt cửa cách nền tối thiểu 83cm và tối đa là 2,2m.

thông thủy cửa đi

Ý nghĩa của kích thước thông thủy

Kích thước thông thủy cho ta biết diện tích sử dụng thực tế của ngôi nhà vì vậy rất quan trọng và được các gia chủ đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng nhiều đến giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.

Thêm nữa theo các chuyên gia phong thủy cho rằng kích thước thông thủy vốn dĩ được xây dựng dựa trên ngũ hành bát quái. Vì vậy những con số đẹp đẽ, chuẩn sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, bình an, công danh sự nghiệp và sức khỏe tốt. Ngược lại, dùng sai kích thước quy định có thể đem lại điềm không tốt, sự bất hòa trong gia đình.

Bài viết trên đã giải thích rõ khái niệm thông thủy là gì và giới thiệu những thông tin quan trọng liên về diện tích và kích thước thông thủy trong xây dựng. Ngoài ra để đặt thiết kế không gian nhà ở và nội thất theo yêu cầu, Nội Thất Nhà Đẹp Việt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Truy cập trang chủ để đăng ký nhận tư vấn và báo giá chi tiết. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi.