08/03/2022
11282 Lượt xem

Móng Băng Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo, Ưu Nhược Điểm Của Loại Móng Này

Móng băng hiện nay được sử dụng khá nhiều trong các công trình. Mật độ dân số Việt Nam ngày càng tăng, đi kèm với đó là nhu cầu về chỗ ở lớn, việc này đòi hỏi thiết kế, xây dựng nhà phải có kết cấu vững chắc. Trong bài viết này, Nội Thất Nhà Đẹp Việt sẽ giới thiệu đến bạn về cấu tạo móng băng và mẫu bản vẽ móng băng giúp cho công trình thêm kiên cố.

Móng băng là gì?

móng băng là gì

Móng băng hay còn được gọi là móng nền, là loại móng nhà vô cùng phổ biến hiện nay bởi tạo ra độ lún đồng đều và giá thành vừa phải. Móng băng có thể đặt theo kiểu giao nhau hình chữ thập hoặc đặt theo một thể độc lập nhằm giúp cho công trình trở nên kiên cố hơn.

Móng băng có công dụng đỡ các hàng cột, bờ tường và chịu tải trong quá trình xây dựng. Tuỳ vào địa hình, độ cứng, độ lún, diện tích đất mà quyết định sử dụng loại móng băng nào cho phù hợp.

Mẫu móng băng được thiết kế nông, xây dựng trên hố đào trần. Sau thi công móng xong, móng sẽ được lắp lại. Chiều sâu để chôn móng dưới nền đất thường nằm ở khoảng 2 - 2,5m.

Thi công móng băng vừa rẻ hơn vừa đơn giản hơn thi công móng đơn. Tính ứng dụng của móng băng khá cao, người ta thường ứng dụng móng băng trong các công trình: Biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4,...

>>> Xem thêm: Cách Tính Diện Tích Sàn Xây Dựng Theo Quy Định, Dễ Ứng Dụng

Cấu tạo móng băng

cấu tạo móng

Kết cấu móng băng cơ bản

Các thanh thép có kích thước khác nhau là vật liệu được sử dụng chủ yếu trong kết cấu móng băng cơ bản. Phần bê tông sẽ được đổ làm lớp lót chung kết hợp thép và các loại dầm móng. Bao gồm: Lớp móng bê tông lót phổ thông lớp bê tông cuối cùng, thép dầm, thép đai, thép của bản móng và thép dọc.

  • Lớp lót bê tông có độ dày 100mm.

  • Bản móng phổ thông có kích thước bản từ (900 - 1200)mmx350mm.

  • Dầm móng phổ thông có kích thước từ (500 - 800)mmx300mm.

Những thông số này là những thông số cơ bản và phổ biến nhất, tuỳ vào từng công trình mà kiến trúc sư hoặc các nhà thầu xây dựng có thể điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, không được điều chỉnh giảm quá nhiều vì như thế không thể đảm bảo được sự chắc chắn, độ an toàn cho công trình.

Cấu tạo móng băng theo độ cứng

Dựa trên loại vật liệu sử dụng để tạo thành móng để phân chia theo cách này, có 3 loại móng băng: Móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng hỗn hợp.

Kết cấu móng băng theo phương

Thép móng băng theo phương có cấu tạo gồm 2 loại riêng biệt:

Móng băng 1 phương có thanh thép chỉ theo 1 phương duy nhất, có thể theo chiều dài, dọc hoặc ngang. Tuỳ theo quy mô của công trình xây dựng mà thiết kế độ dài của thanh thép cho phù hợp, đặc biệt độ dài của các thanh thép đều phải bằng nhau.

Móng băng theo phương loại 2 bao gồm các đường thanh thép đen xen với nhau tạo thành một thể thống nhất. Khi bạn nhìn thấy móng nhà như những ô cờ lớn thì đó là móng băng loại 2.

>>> Xem thêm: 51+ Mẫu Thiết Kế Mặt Tiền Nhà Ống Đẹp, Hiện Đại Nhất 2022

Các loại móng băng

Dựa vào tính chất, độ cứng của móng băng để chia móng ra làm 3 loại như sau:

Móng mềm

móng mềm

Mẫu móng băng mềm thường được tạo thành từ chất liệu gỗ. Những thanh gỗ trầm, xà cừ, bạch đàn, keo,...đa phần là những cây gỗ lớn.

Móng cứng

móng cứng

Móng băng cứng được làm từ những loại vật liệu có độ cứng và độ bền cao như khung thép, bê tông, sắt. Loại này mang lại sự chắc chắn cho công trình, thời gian sử dụng lâu.

Móng kết hợp

móng kết hợp

Móng băng kết hợp hay còn gọi là móng băng hỗn hợp. Loại móng này không có một tiêu chuẩn cụ thể về vật liệu, được kết hợp giữa 2 loại vật liệu, thêm vào đó có thể phối thêm nhiều loại gỗ là khung thép để tiết kiệm chi phí.

>>> Xem thêm: 99+ Mẫu Nhà Cấp 4 Đẹp, Hiện Đại Và Giá Tốt Nhất 2022

Bản vẽ móng băng

Bản vẽ móng

Dưới đây là những mẫu vẽ móng băng tại những công trình thực tế mà Nội Thất Nhà Đẹp Việt Muốn giới thiệu đến bạn:

Bản vẽ chi tiết móng băng nhà 2 tầng

móng 2 tầng

Kết cấu móng băng được sử dụng khá phổ biến trong nhà 2 tầng. Khi bắt đầu thiết kế, bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Nếu điều kiện kinh tế cho phép hãy lựa chọn phương án kết cấu móng. Nếu nền đất của công trình không quá mềm hoặc quá cứng thì lựa chọn thiết kế móng băng là một lựa chọn hợp lý.

  • Phải khảo sát địa hình thật kỹ trước khi xây dựng để đảm bảo đưa ra bản vẽ phù hợp nhất.

Bản vẽ móng băng nhà 3 tầng

móng nhà 3 tầng

Với độ cao 3 tầng thì bản vẽ nhất định phải chắc chắn, tỉ mỉ và phải đạt một độ chính xác tuyệt đối. Khối bê tông phải dày tối thiểu 100mm, càng dày thì càng giúp cho công trình chịu được tải trọng ổn định hơn.

>>> Xem thêm: 77+ Mẫu Nhà Gác Lửng Cấp 4 Đẹp, Hot Nhất 2022

Quy trình thi công, thiết kế móng băng

Khi có được bản vẽ móng băng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì ta sẽ tiến hành quy trình thi công, thiết kế móng băng. Áp dụng cẩn thận, đầy đủ theo quy trình từng bước sẽ giúp cho công trình của bạn càng thêm kiên cố, kéo dài được tuổi thọ sử dụng:

Bước 1: Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu

Chuẩn bị mặt bằng là bước cực kỳ quan trọng khi muốn bố trí, thi công móng băng nhà. Khi mặt bằng được san phẳng việc đổ móng sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Thêm vào đó, nên chuẩn bị các máy móc, các nguyên vật liệu cần thiết để giúp công tác thi công, xây dựng diễn ra nhanh hơn.

Bước 2: Đào hố đất dựa theo bản vẽ

Dựa trên bản vẽ móng băng và tiến hành kỹ thuật giác móng. Đừng đào quá sâu hoặc quá cạn, phải đảm bảo được chính xác thông số cơ bản trên bản vẽ kỹ thuật như chiều dài, chiều rộng, độ sâu. Sau khi đào hố xong bạn cần phải tiến hành làm phẳng mặt hố thêm lần nữa.

Bước 3: Bố trí thép móng băng

Công đoạn bố trí thép là công đoạn quan trọng nhất trong thiết kế móng băng, cách bố trí tuyệt đối phải tuân thủ đúng theo bản vẽ vì đã được các kiến trúc sư có chuyên môn tính toán kỹ lưỡng:

Trước khi lắp đặt phải kiểm tra thật kỹ bề mặt của các thanh thép sao cho thật sạch, không bị gỉ. Trong quá trình khi công cũng nên kiểm tra, hạn chế việc nguyên vật liệu bị dính bùn đất. Thép không sạch cũng là 1 nhược điểm trong thiết kế.

Chọn những loại thép không gỉ, dễ uốn công và nhất định phải kiểm tra lại chủng loại thép trước khi đưa vào sử dụng.

Đảm bảo đúng quy cách từng khung kết cấu, bố trí thép sao cho đủ số lượng, đúng vị trí.

Bước 4: Ghép cốt

Công đoạn không thể thiếu trong thi công móng băng chính là đổ cốt pha móng. Những công nhân khi tiến hành thi công cần phải thật tỉ mỉ, cẩn trọng trong quá trình ghép cốt.

Những tấm cốt pha được ghép chặt với nhau và được cố định bằng đinh ốc để khi đổ bê tông vào tránh bị bung ra. Để giảm tác động xô ngang cho thanh chống, những thanh chống sẽ được kê lên một tấm gỗ có độ dày tầm 4cm trở lên.

Bước 5: Đổ bê tông

Công đoạn cuối cùng trong thi công móng băng là đổ bê tông. Công trình thi công có hiệu quả hay không là do bước cuối cùng này. Phần bê tông phải được trộn đúng khối lượng tiêu chuẩn, nhào trộn đúng tỉ lệ và tuyệt đối không để bị lẫn các tạp chất nhằm tạo ra sự liên kết tốt nhất.

Tuyệt đối không đứng lên thành cốt pha trong quá trình thi công vì nó không an toàn, nếu cần thiết có một chỗ đứng thì nên thiết kế một chỗ đứng chắc chắn, an toàn. Để móng theo nguyên tắc từ gần đến xa, tránh để sai lệch những kết cấu đã được sắp đặt từ trước.

>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Phong Thủy Xây Nhà Đem Lại May Mắn, Tài Lộc

Việc thi công, thiết kế móng băng rất quan trọng, cần phải đảm bảo trong từng chi tiết thì mới có thể đảm bảo cho công trình chắc chắn được. Với phương châm chất lượng là sự sống còn, Nội Thất Nhà Đẹp Việt luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với mức giá cạnh tranh, nếu bạn cần hỗ trợ về thiết kế nội thất hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé.