27/02/2023
4128 Lượt xem

Gỗ MFC là gì? Có mấy loại? Dùng có tốt không?

Gỗ MFC là gì? Loại gỗ công nghiệp MFC được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế và thi công nội thất văn phòng, nhà ở. Với đa dạng màu sắc, mẫu mã phù hợp với những công trình mang hơi hướng hiện đại, thông minh. Bài viết dưới đây của Nội Thất Nhà Đẹp Việt sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về gỗ MFC. 

Gỗ MFC là gì?

tim hieu ve go mfc

Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. Gỗ MFC thường được gọi là ván ép hay ván dăm phủ Melamine.

Kết cấu: Sau khi khai thác, cây gỗ được băm nhỏ trộn keo và ép thành tấm dưới cường độ nén cao theo tiêu chuẩn. Để làm được một tấm MFC là cả một quá trình lâu dài và bài bản.

Tính chất: Bề mặt gỗ MFC được phủ một lớp Melamine chống trầy xước, chống thấm nước và chống cháy. Khả năng chịu lực rất tốt, tính thẩm mỹ cao. 

Phân loại: Có 2 loại là ván gỗ MFC thường và ván gỗ MFC chống ẩm. Cả 2 loại ván này đều được sử dụng trong các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng,… Với MFC chống ẩm được sử dụng nhiều ở những khu vực có độ ẩm cao hay tiếp xúc với nước như: nhà bếp, nhà vệ sinh,…

Ưu điểm của MFC:

  • Ván dăm MFC với độ cứng và độ bền cao. 
  • Bề mặt trơn, nhẵn và chống thấm nước nên dễ dàng lau chùi. 
  • Không bị cong vênh, bong tróc, mối mọt hay ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. 

Nhược điểm của MFC:

  • Do mật độ gỗ của ván dăm không cao bằng ván sợi như MDF hay HDF nên không cách âm tốt như 2 loại ván trên
  • Cấu tạo từ những dăm gỗ có kích thước lớn nên khi gia công MFC, ván dăm dễ bị mẻ cạnh ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
  • Vì dăm gỗ được trộn với chất kết dính và một số thành phần khác trong đó có Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí. Khí này nếu ở trong điều kiện nhiệt độ cao dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Xem thêm: Gỗ Xoan Đào Có Tốt Không? Ưu Nhược Điểm Và Cách Ứng Dụng

Phân loại gỗ công nghiệp MFC

phan loai go cong nghiep mfc

Theo đặc điểm gỗ

Loại gỗ thường 

Gỗ MFC thường có khoảng 80 màu với hình thái đa dạng từ đồng màu, vân cho đến giả các chất liệu khác như MFC Oak (sồi), Ash (tần bì), Beech (vỏ cây), Mahogany (gỗ gụ), Walnut (óc chó), Teak (giả tếch), Cherry (đào tạo), Maple (phong)...

Loại chống ẩm

MFC tồn tại ở 2 dạng là dạng thường và dạng MFC chống ẩm dành cho khu vực ngoài trời hay tiếp xúc nhiều với nước. MFC lõi xanh chống ẩm có khoảng 240 màu V313 giống với màu của MFC tiêu chuẩn

Loại trộn 2 màu

Ngoài ra MFC còn cho ra đời loại ván kết hợp 2 màu với nhau nhưng rất khó để tìm ra sự liên kết giữa các tấm gỗ này. Màu sắc uyển chuyển cộng với sự liền mạch giữa các tấm gỗ sẽ giúp đồ nội thất tăng tính thẩm mỹ và ấn tượng hơn.

Theo kích thước gỗ

Loại tiêu chuẩn

Kích thước và độ dày tiêu chuẩn của ván gỗ MFC tại thị trường Việt Nam chi tiết như sau: 

Độ dày 

Kích thước 

Size nhỏ: 4′ x 8′

1220 x 2440 x (9-50)mm

Size trung: 5′ x 8′

1530 x 2440 x (18/25/30)mm

Size lớn: 6′ x 8′

1830 x 2440 x (12/18/25/30)mm

Loại vượt khổ

Bên cạnh các kích thước tiêu chuẩn MFC còn có các kích thước ngoại cỡ khác nhằm phục vụ cho việc đa dạng hóa các ý tưởng thiết kế với kích thước lớn như:

Độ dày 

Kích thước 

4′ x 9′

1220 x 2745 x (18/25)mm

Gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn?

go nao tot hon

Nhìn chung, cả MFC và MDF đều có tiêu chuẩn giống nhau, tuy nhiên trong quá trình sản xuất lại có một số quy trình cụ thể riêng biệt, tạo nên những dòng sản phẩm có chức năng và công dụng khác nhau.

Tiêu chí so sánh 

MDF 

MFC

Tên gọi

Ván gỗ ép 

Ván gỗ dăm 

Thành phần 

Gỗ sợi 

Dăm gỗ

Sự đa dạng màu sắc 

80 màu khác nhau  

80 màu khác nhau 

Độ dày 

Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm

Độ dày tiêu chuẩn 18mm, 25mm.

Phân loại 

Loại dùng trong nhà, chống ẩm, mặt trơn/ không trơn

Loại thường và loại chống ẩm 

Khả năng chống ẩm 

Tốt 

Kém 

Giá thành 

Hợp lý 

Rẻ

Ứng dụng 

Sản xuất đồ nội thất nhà ở, công trình, trang trí nội thất

Sản xuất nội thất văn phòng, nhà ở

Dựa vào các tiêu chí trên và nhu cầu cá nhân cũng như điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp cho các món đồ nội thất nhà mình. 

Cách phân biệt ván MDF và MFC 

Ván dăm và MDF khi được sơn phủ hoặc phủ bóng trông khá giống nhau nhưng nếu nhìn kỹ vào phần lõi sẽ dễ dàng nhận ra ngay.

Ván gỗ công nghiệp MFC được làm từ ván dăm và giấy trang trí đã nhúng keo Melamine. Lõi ván dăm được làm từ dăm gỗ được kết dính với nhau bằng keo và một số chất làm cứng nên trông ván có vẻ thô ráp. 

MDF là ván sợi mật độ trung bình. Lõi ván được làm từ sợi gỗ/bột gỗ nên mặt cắt của lõi trông rất mịn. Cạnh của ván thường nhẵn hơn so với ván dăm nên khi cắt cạnh không bị sứt mẻ. 

Ứng dụng gỗ công nghiệp MFC trong lĩnh vực nội thất 

ung dung go mfc trong noi that

Ván MFC được ứng dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở, văn phòng. Theo đó MFC chiếm hơn 80% sản lượng nội thất công nghiệp được sản xuất mỗi năm bởi ưu điểm về giá và màu sắc đa dạng, hợp lý. 

Một số nội thất gia đình thường làm bằng gỗ MFC cụ thể như: tủ quần áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ,..

Bên cạnh đó, để tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gia đình, các công ty thi công nội thất nhà phố, chung cư, showroom, văn phòng… thường tư vấn khách hàng sử dụng cốt MFC kết hợp với vật liệu bề mặt như Veneer, Laminate hay sơn phủ đều mang đến tính thẩm mỹ cao nhất. 

Như vậy qua bài viết trên Nội Thất Nhà Đẹp Việt đã giới thiệu đến quý bạn đọc về khái niệm gỗ MFC là gì cũng như các thông tin cần biết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.