26/02/2022
12300 Lượt xem

Cách Tính Diện Tích Sàn Xây Dựng Theo Quy Định, Dễ Ứng Dụng

Cách tính diện tích sàn xây dựng chuẩn nhất sẽ được Nội Thất Nhà Đẹp Việt trình bày tại bài viết dưới đây. Quá trình thiết kế, xây dựng nhà phố vô cùng quan trọng. Nếu không chuẩn bị tốt sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt sau này. Khi thi công xây nhà, nhà thầu sẽ tính toán chi tiết diện tích sàn xây dựng nhằm tiết kiệm chi phí cho gia chủ. Nhưng bạn cũng cần biết cách tính để dự toán chi phí trước khi xây dựng.

Tổng diện tích xây dựng sàn là gì?

Tổng diện tích xây dựng sàn chính là tổng của tất cả các sàn được xây dựng trong ngôi nhà. Tùy theo bản thiết kế mà ngoài nền móng sẽ có bao nhiêu khu vực với bao nhiêu tầng được xây dựng. Từ đó tính ra được tổng diện tích sàn, bao gồm: tầng hầm, tầng kỹ thuật, tầng chứa, tầng mái.

Trong đó, diện tích sản của một tầng sẽ bao gồm cả phạm vi mép ngoài của tường (diện tích hành lang, ban công và lô gia,...).

>>> Xem thêm: Kích thước của sổ 2 cánh, 4 cánh

Quy định về cách tính diện tích xây dựng

Quy định về cách tính diện tích xây dựng sẽ dựa vào tổng diện tích sàn xây dựng và diện tích sàn mỗi tầng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng có quy định về diện tích sàn xây dựng được tính trong giấy phép. Còn đối với những phần thừa ra ngoài như sân thượng, giếng trời, hay ban công thì không tính.

Vậy nên khi dự tính kinh phí và đóng thuế, cần bỏ phần thừa ra để không bị mất một khoản tiền lớn.

>>> Xem thêm: Thông thủy là gì? Mách bạn cách chọn kích thước

Diện tích xây dựng và diện tích sàn khác nhau như thế nào?

 

Diện tích xây dựng

Diện tích sàn

Khái niệm

Được tính từ mép tường bên này đến mép tường bên kia của khuôn đất xây dựng.

Tổng diện tích của tất cả các sàn xây dựng của các tầng. Bao gồm: tầng mái, tầng hầm, tầng tum, tầng kỹ thuật,...

Quy định

Diện tích sử dụng: bao gồm diện tích sử dụng riêng và diện tích sử dụng chung (đối với căn hộ chung cư).

Diện tích các phòng: kích thước thông thủy đã trừ vách, cột, bề dày của tường,... nhưng không trừ phần gạch ốp.

Diện tích ở: diện tích của tất cả các phòng, phần dưới cầu thang.

Diện tích phụ: tổng diện tích của tất cả các phòng phụ, gồm phòng vệ sinh, phòng bếp, hành lang, ban công,...

Diện tích sàn của tầng nào thì tính theo tầng đó, bao gồm cả mép ngoài tường cùng một tầng.

Công thức

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích các phần sân/ móng/ tầng hầm/…

*Chi tiết sẽ trình bày ở phần sau của bài viết.

Công thức tính diện tích sàn xây dựng

Thông thường khi báo giá chi phí xây dựng nhà ở, nhà thầu sẽ tính tổng theo mét vuông. Tuy họ cung cấp bảng tính chi tiết, nhưng việc hiểu rõ cách tính sẽ giúp chủ nhà chủ động hơn trong việc dự toán chi phí và xem xét thông tin nhằm tối ưu hóa ngân sách bản thân.

Bằng việc sử dụng đơn vị tính là mét vuông, bạn nhân chiều dài với chiều rộng thì sẽ ra diện tích sàn. Sau đó cộng tất cả diện tích sàn để có được tổng diện tích xây dựng sàn.

Cụ thể ví dụ như sau:

Chủ nhà thi công nhà ở trên khu đất rộng 100m2 với một tầng trệt và ba tầng lầu, cùng với phần mái bằng được làm từ bê tông cốt thép. Vậy nhìn chung ngôi nhà này sẽ có tổng cộng 4 sàn và sở hữu diện tích 400m2.

>>> Xem thêm: Thiết kế kích thước phòng bếp

Cách tính diện tích xây dựng trong quy hoạch

Công thức phía trên chỉ trình bày một cách ngắn gọn và cơ bản nhất về cách tính diện tích sàn xây dựng. Nhưng nếu muốn tính chuẩn hơn, bạn cần tham khảo cụ thể cách tính từng phần ở bên dưới.

Dựa theo công thức chung:

Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (tầng hầm, mái, ban công, sân,...).

Chúng ta sẽ có chi tiết từng yếu tố như sau.

Diện tích sàn

Trong trường hợp đã đổ bê tông nhưng lại phát sinh thêm lớp mái ngói thì sẽ tính thêm 30 - 50% cho mỗi sàn. Ngoài ra, phần mái che được tính bằng 100% diện tích sàn xây dựng. Trong khi đó phần không có mái che sẽ chỉ tính 50% diện tích.

Với các ô trống nằm ở phía dưới nhà thì chia ra làm ba cách tính:

  • Dưới 4m2: tính như sàn bình thường.
  • Trên 4m2: tính 70% diện tích sàn.
  • Trên 8m2: tính 50% diện tích.

Phần gia cố nền đất yếu

Nếu phần đất nền yếu thì sẽ tính thêm 20% diện tích để sử dụng bê tông cốt thép cố định đất chắc chắn. Tùy theo tình trạng của đất mà sử dụng chất liệu gia cố khác nhau.

Phần móng

  • Tính 30% diện tích cho móng đơn.
  • Tính 35% diện tích cho đài móng trên nền cọc khoan hoặc bê tông cốt thép.
  • Tính 50% diện tích cho móng băng.

Phần tầng hầm

Tùy vào độ sâu, rộng và đỉnh ram của hầm mà sẽ có cách tính khác nhau. Trong đó:

  • Độ sâu 1m5 và có đỉnh ram: 150% diện tích.
  • Độ sâu 1m7: 170% diện tích.

Phần sân

Quy ước tính phần sân như dưới đây:

  • Diện tích sân 40m2 đã được đổ đá kiểng, đổ cột, lát gạch, xây tường rào: 50% diện tích.
  • Diện tích sân 40m2: 70% diện tích.

Phần mái

  • Mái đã được đổ bê tông cốt thép nhưng không lát gạch: 50% diện tích.
  • Mái đã đổ bê tông cốt thép và lát gạch: 60% diện tích.
  • Bê tông được dán lên ngói: 85% diện tích.
  • Mái ngói có thêm kèo sắt: 60% diện tích.
  • Mái ngói tôn: 30% diện tích.

Trên đây là quy định và cách tính diện tích sàn xây dựng cho từng trường hợp cụ thể. Dựa theo thông tin được Nội Thất Nhà Đẹp Việt cung cấp, chủ nhà có thể ước tính chi phí công trình thi công nhà ở. Qua đó giảm khả năng xảy ra sự cố trong tương lai.